MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024                                 TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN RA SỨC THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023                               HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!

Ka Ðô: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại In trang
25/03/2024 07:43 SA

Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế xã Ka Đô (huyện Đơn Dương), đồng thời là thế mạnh và có tiềm năng phát triển lớn. Những năm qua, nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và phát triển theo hướng hàng hóa, ngành Nông nghiệp của địa phương đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Nông dân Ka Đô tích cực ứng dụng KH - KT, các biện pháp canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản
Nông dân Ka Đô tích cực ứng dụng KH - KT, các biện pháp canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản

 

Nắm bắt lợi thế về sản xuất nông nghiệp, xã Ka Đô xác định phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi tất yếu. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Nhờ sự quan tâm và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, quá trình chuyển đổi này diễn ra khá nhanh. Nhiều vùng chuyên canh về rau, hoa có năng suất và giá trị kinh tế cao đã được hình thành, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Áp lực cạnh tranh thúc đẩy người dân sử dụng vốn hiệu quả hơn, đồng thời, tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật (KH - KT), tăng cường liên kết và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác. Theo ông Võ Minh Cường - Chủ tịch UBND xã Ka Đô, hiện nay, địa phương là một trong những vùng nguyên liệu trọng điểm về rau của huyện Đơn Dương. Nông sản của địa phương không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ, cung cấp cho các thành phố lớn trong nước mà còn cung cấp cho nhiều đơn vị sản xuất, chế biến khác, bao gồm 3 công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại địa phương. “Nhiều nông dân cũng đã ký kết ký hợp đồng trồng khoai tây với Công ty Pepsico với diện tích 100 ha, năng suất bình quân đạt hơn 260 tạ/ha”, ông cho biết thêm. 

Sự chuyển dịch này đã góp phần tạo thêm sức sống mới cho hoạt động thương mại, dịch vụ tại địa phương. Số lượng cơ sở thương mại, dịch vụ và số hộ kinh doanh tăng lên nhanh chóng; hoạt động kinh doanh buôn bán ngày càng sôi động và nhộn nhịp. Hiện, toàn xã có 7 doanh nghiệp và hơn 500 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, bao gồm vận tải, thương mại và dịch vụ. Các hoạt động này không những đáp ứng nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa ngày một tăng của người dân mà còn giúp luân chuyển hàng hóa ra thị trường nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ sự phát triển của thương mại, dịch vụ, hiệu quả kinh tế nông nghiệp của xã cũng được nâng cao.

Song song với đó, nông dân Ka Đô cũng tích cực ứng dụng KH - KT để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. “Trên cơ sở quy hoạch ngành Nông nghiệp, UBND xã đã thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức lại sản xuất, áp dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ KH - KT, cơ giới hoá, tự động hóa vào sản xuất. Nhiều quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế được hoàn thành mang tính ổn định, bền vững”, ông Cường cho biết. Hiện, hơn 84% diện tích canh tác rau ở địa phương áp dụng phương pháp tưới tự động; nhiều hộ ứng dụng kỹ thuật canh tác trên giá thể, giúp nâng hệ số sử dụng đất lên 2 đến 3,5 lần/năm. Xã cũng triển khai chương trình ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới thông minh, bộ châm phân và tưới nhỏ giọt cho 15 ha, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng, kinh phí từ Nhà nước và người dân. Nhờ ứng dụng KH - KT, năng suất và hiệu quả kinh tế của ngành Nông nghiệp Ka Đô được cải thiện đáng kể. Bình quân thu nhập từ sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao đạt từ 350 - 400 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có một số diện tích thu nhập trên 500 triệu đồng/ha/năm. “Sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao đạt kết quả trên cả 3 mặt, về nhận thức, về giá trị sản xuất và nhân rộng mô hình”, ông Cường nói.

Mặt khác, địa phương cũng tích cực tuyên truyền, hỗ trợ người dân chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh từ nhỏ lẻ sang liên kết, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp.Từ sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều tổ chức sản xuất, dịch vụ, nhất là các tổ hợp tác (THT) trồng và tiêu thụ nông sản đã được hình thành và hoạt động hiệu quả. Hiện, toàn xã có 3 THT, gồm THT Tiến Ri, THT Sản xuất rau an toàn thanh niên và THT Chăn nuôi bò sữa. Các THT này đều sản xuất, kinh doanh ổn định và có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung ở địa phương.

Nhằm đảm bảo quá trình hiện đại hóa nông nghiệp diễn ra bền vững, xã Ka Đô cũng quan tâm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt là đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp, HTX thu mua, sơ chế nông sản sau thu hoạch. Các dự án này được thực hiện với tiến độ tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp ở Ka Đô đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong những năm qua, cả về phát triển kinh tế, xã hội lẫn nâng cao đời sống người dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 63 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 1,37% (so với 2,46% năm 2022)… Kết quả này là minh chứng cho những nỗ lực chuyển đổi về mặt tư duy và cách làm của địa phương trong suốt thời gian qua.

Nguồn Báo Lâm Đồng online.

Theo link: https://baolamdong.vn/kinh-te/202403/kao-phat-trien-nong-nghiep-theo-huong-hien-dai-6450431/

Lượt xem: 180

Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005377467
  •  Đang online: 307
  •  Trong tuần: 19.284
  •  Trong tháng: 116.307
  •  Trong năm: 1.589.607